Trong giai đoạn hè 2020 hay kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 vừa qua, các hạn chế liên quan đến phòng chống dịch COVID-19 được dỡ bỏ cùng với nhu cầu du lịch nội địa bùng nổ nên thị trường hồi phục mạnh mẽ.
Lượng khách hàng không tăng dần qua các tháng, cộng dồn 4 tháng đầu năm 2022, tổng thị trường nội địa đạt 11,5 triệu khách, bằng 98% so với cùng kỳ 2019 và chỉ riêng tháng 4/2022, thị trường hàng không nội địa đã đạt 3,6 triệu khách tăng 19% so với cùng kỳ năm 2019.
Cũng tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn nhấn mạnh, việc khôi phục và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng không là rất cần thiết và cần có sự đồng hành của các ban, ngành, nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp của ngành hàng không trong bối cảnh mới cùng với xu thế phát triển của ngành hàng không thế giới.
Các hãng hàng không Việt Nam phải chật vật, xoay xở, thực hiện mọi giải pháp mang tính tự vận động cũng như được sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước để duy trì hoạt động.
Sang năm 2022, với việc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và tình hình phòng, chống dịch bệnh đạt được nhiều kết quả khả quan, thị trường đã có dấu hiệu phục hồi, đặc biệt là thị trường nội địa.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 4/2022, vận chuyển hành khách bằng đường hàng không tăng 45% so với tháng trước và tăng 40,5% so với cùng kỳ năm trước.
Khách đến bằng đường hàng không đạt 170,4 nghìn lượt người, chiếm 88,6% lượng khách quốc tế đến Việt Nam, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù vận chuyển hành khách bằng đường hàng không 4 tháng đầu năm 2022 tăng 26,3% về vận chuyển và tăng 36% về luân chuyển so với cùng kỳ năm 2021 nhưng vẫn giảm 16,9% và giảm 44,7% so với cùng kỳ năm 2019 (khi chưa có dịch COVID-19).
3 KỊCH BẢN PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN HÀNG KHÔNG
TS. Bùi Doãn Nề, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không cho rằng, trong 4 tháng đầu năm 2022, thị trường nội địa đã gần đạt mức cao điểm trước dịch, tới cuối năm có thể tăng 12% so với năm 2019; thị trường quốc tế chỉ đạt gần 7% cùng kỳ năm 2019 và cả năm 2022 có thể đạt khoảng 1/3 so với năm 2019.
Theo TS. Bùi Doãn Nề, 5 năm tới, hàng không sẽ vẫn còn phải chịu thêm tác động diễn biến của dịch COVID-19 và mức độ kiểm soát dịch, sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và trong nước, đặc biệt là sự phát triển của ngành du lịch; Năng lực và thực tế tái cấu trúc của các doanh nghiệp ngành hàng không; Mức độ hội nhập của ngành hàng không ở khu vực và trên phạm vi toàn cầu; Tác động tổng hợp từ các chính sách của Nhà nước.
TS. Nề cũng chia sẻ về 3 kịch bản phát triển ngành hàng không Việt Nam.
Đối với kịch bản kỳ vọng, trong năm 2022 của ngành hàng không Việt Nam được phục hồi, khả năng cạnh tranh có thể đạt mức trước đại dịch, các chỉ số hiệu quả cơ bản về hoạt động của ngành trở về trạng thái bình thường trước đại dịch.
Chuỗi cung ứng của hàng không Việt Nam được khôi phục, hoạt động bình thường trở lại từ giữa hoặc cuối 2022. Kết quả hoạt động của ngành đạt mức cao trước dịch bệnh vào cuối năm 2023 trong đó vận chuyển hành khách trong nước được phục hồi vào đầu năm 2023, vận chuyển hành khách quốc tế phục hồi vào giữa hoặc cuối năm 2023.
Ở kịch bản lạc quan, năng lực của hàng không Việt Nam được tăng cường, khả năng cạnh tranh của ngành được cải thiện đáng kể, hiệu quả hoạt động của ngành được nâng cao. Vị thế của hàng không Việt được cải thiện đáng kể trong khu vực và quốc tế. Kết quả hoạt động của ngành đạt mức cao điểm trước dịch bệnh vào đầu năm 2023, trong đó vận chuyển hành khách trong nước được phục hồi vào cuối năm 2022, vận chuyển hành khách quốc tế phục hồi vào đầu năm 2023.
Đối với kịch bản bi quan, năng lực của ngành hàng không Việt Nam được phục hồi từ đầu hoặc giữa năm 2023. Kết quả hoạt động của ngành hàng không Việt đạt mức cao điểm trước dịch bệnh vào cuối năm 2024, trong đó vận chuyển hành khách trong nước được phục hồi vào cuối năm 2023, vận chuyển hành khách quốc tế phục hồi vào giữa hoặc cuối năm 2024.