Kết nối doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ

Bài viết liên quan

Triển lãm METALEX Việt Nam 2022 và Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ 2022 được tổ chức nhằm kết nối doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ; giúp các đơn vị cung ứng và khách hàng có cơ hội giao lưu, mở rộng kinh doanh và trao đổi công nghệ…
 Lễ cắt băng khai mạc triển lãm.

Từ 6 – 8/10, tại Trung tâm Hội nghị & Triển lãm Sài Gòn (Quận 7, TP Hồ Chí Minh) diễn ra Triển lãm METALEX Việt Nam 2022 và Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ 2022.

Triển lãm do RX Tradex Việt Nam cùng hợp tác với Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh (JETRO), Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC), Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ TP Hồ Chí Minh (CSID) tổ chức với mục tiêu kết nối doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ.

Đây là điểm đến toàn diện cho cộng đồng sản xuất, gia công cơ khí và công nghiệp hỗ trợ có cơ hội tương tác với hơn 250 thương hiệu từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ như Accretech, Epson, Mitutoyo, Takamaz, Yamaha, Hiwin, LKM, New Century, Delta,  Showadenki…

Tại chuỗi triển lãm dự kiến còn có nhóm gian hàng của một số nước như Ấn Độ, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan… Riêng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sẽ được tạo điều kiện thuận lợi giao thương, gặp gỡ đại diện thương nhân trong và ngoài nước để tìm hiểu máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất mới.

Trong khuôn khổ triển lãm còn có các hội nghị, hội thảo chuyên ngành: “Ứng dụng của sản xuất bồi đắp trong gia công cơ khí – in 3D kim loại”; chuyên đề đào tạo “Engineer Master Class” của Hội doanh nghiệp Cơ khí – Điện TP Hồ Chí Minh (HAMEE); chung kết cuộc thi “Tay nghề thợ hàn”; trình diễn công nghệ và hoạt động kết nối giao thương; diễn đàn “Định hướng sản xuất tương lai – Tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu”… RX Tradex Việt Nam mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam nắm bắt kịp thời các xu hương mới, đưa ra các giải pháp bằng cách nâng cấp máy móc công nghệ, tối ưu hóa sản xuất, phát triển nguồn nhân lực để có thể tự tin cạnh tranh với các doanh nghiệp quốc tế và tạo mạng lưới kết nối giữa các doanh nghiệp Việt.

Theo đánh giá, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển từ quốc gia có thu nhập trung bình thấp trở thành thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước có công nghiệp hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045 thậm chí Việt Nam có thể trở thành thành viên của nhóm các nền kinh tế công nghiệp hàng đầu thế giới (OECD), so sánh với các nước ASEAN khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trung bình 6-7%/năm trong vòng 36 năm liên tiếp. Với tốc độ này, vị thế kinh tế Việt Nam sẽ được thay đổi từng bước.

Ông Vũ Trọng Tài, Tổng giám đốc công ty RX Tradex Việt Nam cho biết “So với các thị trường đang phát triển khác trong khu vực, Việt Nam đang nổi lên như là một thị trường hàng đầu trong việc cung ứng và sản xuất chi phí thấp, với đóng góp 2,58 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Sự phát triển của ngành công nghiệp máy móc tại Việt Nam là phù hợp với sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó nhiều lĩnh vực đã đạt được những bước phát triển nổi bật trong thập kỷ gần đây”.

Ông Matsumoto – Trưởng đại diện của văn phòng JETRO Hồ Chí Minh chia sẻ: “Hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có nhiều tiến triển trong thời gian qua. Theo thống kê, có 55.3% trong tổng số doanh nghiệp nghiệp đã trả lời “sẽ mở rộng” phát triển kinh doanh tại Việt Nam trong 1 đến 2 năm tới, cao nhất khu vực Đông Nam Á. Nếu xét trên toàn khu vực Châu Á thì con số này chỉ đứng sau Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan. Ngược lại, chỉ có 2.2% doanh nghiệp trả lời là sẽ “thu hẹp” kinh doanh tại Việt Nam, một con số cực kỳ nhỏ, nhỏ nhất khu vực Đông Nam Á, nhỏ thứ 2 khu vực Châu Á chỉ sau Pakistan.”

Ngoài ra, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản từ năm 2021 đã thực hiện chính sách viện trợ như việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng tại nước ngoài. Qua 5 đơt tuyển chọn dự án viện trợ nếu chia số lượng dự án theo quốc gia thì đã có 103 dự án được chọn, Việt Nam chiếm số lượng nhiều nhất với 41 dự án, Điều này đã thể hiện được mức độ quan tâm đến Việt Nam cao thế nào.Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang đối mặt với không ít thách thức. “Để tận dụng cơ hội đầu tư và mở rộng nhà máy tại Việt Nam của các tập đoàn quốc tế, tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Việt Nam cần nâng cao lợi thế cạnh tranh bằng việc cập nhật máy móc, công nghệ mới, tăng năng suất, giảm tiêu hao, nâng cao trình độ nhân lực.

Triển lãm METALEX Vietnam và Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ 2022 giúp các đơn vị cung ứng và khách hàng có cơ hội giao lưu kết nối, mở rộng kinh doanh và trao đổi công nghệ; cũng như khám phá các giải pháp gia công kim loại hiệu quả, các giải pháp để nâng cấp sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm./.

ĐÁNG QUAN TÂM

Login to your account below

Fill the forms bellow to register

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.