• Thời trang – Làm đẹp
  • Xe – Công nghệ
  • Giải trí
Thứ Hai, Tháng Bảy 28, 2025
Tin mới
  • Thời Sự
  • Giải trí
  • Tài chính – Chứng khoán
  • Bất động sản
  • Văn hóa – giáo dục
  • Thể Thao
  • Nhịp sống 24/7
No Result
View All Result
  • Thời Sự
  • Giải trí
  • Tài chính – Chứng khoán
  • Bất động sản
  • Văn hóa – giáo dục
  • Thể Thao
  • Nhịp sống 24/7
No Result
View All Result
Tin mới
No Result
View All Result

Trang chủ » Sau sáp nhập, TP.HCM quản lý an toàn thực phẩm theo cách nào?

Sau sáp nhập, TP.HCM quản lý an toàn thực phẩm theo cách nào?

Sau sáp nhập, TP.HCM quản lý an toàn thực phẩm theo cách nào?

Bài viết liên quan

Bộ trưởng Y tế nói về lộ trình thực hiện miễn viện phí toàn dân

Bộ trưởng Y tế nói về lộ trình thực hiện miễn viện phí toàn dân

27/07/2025
TP HCM: Chung cư PVC-IC Diamond xuất hiện vết nứt lớn, yêu cầu kiểm tra khẩn cấp

TP HCM: Chung cư PVC-IC Diamond xuất hiện vết nứt lớn, yêu cầu kiểm tra khẩn cấp

27/07/2025

NSO) – Sở An toàn thực phẩm TP.HCM từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sau sáp nhập. Với mô hình đặc thù, thành phố đặt mục tiêu chủ động, thống nhất và hiệu quả từ cơ sở.

Sau khi hoàn tất sáp nhập các đơn vị hành chính, TP.HCM đang từng bước củng cố hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo hướng chủ động và thống nhất.

PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, đã có những chia sẻ bên thềm hội nghị Tập huấn công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cho cán bộ 168 phường xã và đặc khu thuộc TP.HCM mới năm 2025.

Sau sáp nhập, TP.HCM quản lý an toàn thực phẩm theo cách nào?
PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM. Ảnh: DI LINH.

. Phóng viên: Thưa bà, sau khi mở rộng địa giới hành chính, công tác quản lý an toàn thực phẩm của TP.HCM đã có sự thay đổi như thế nào?

+ PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan: TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước có Sở An toàn thực phẩm (tiền thân là Ban Quản lý ATTP). Trước đó, ở các tỉnh như Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) việc quản lý được phân cấp theo từng ngành y tế, công thương, nông nghiệp. Khi sáp nhập, chúng tôi phải thống nhất mô hình tổ chức quản lý.

Vì xuất phát điểm khác nhau nên điều đầu tiên cần làm là nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm. Chúng tôi tổ chức nhiều lớp tập huấn, truyền thông cho người làm công tác quản lý ở cơ sở cũng như người trực tiếp hành nghề như tiểu thương ở chợ, người chế biến suất ăn, nhà bếp trường học… Ở TP.HCM, những việc này đã quen thuộc, còn ở các địa phương vừa sáp nhập thì mới bắt đầu triển khai.

Bên cạnh việc thống nhất nhận thức, trước đây thành phố cũng thực hiện phân cấp theo hướng mỗi đội quản lý an toàn thực phẩm phụ trách cụm 3 quận/huyện (10-15 phường/xã), từ đó rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện tiếp cận nhanh khi có sự cố. Với địa bàn rộng, điều này rất quan trọng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này tại các khu vực vừa sáp nhập, biến các đội an toàn thực phẩm thành “cánh tay nối dài” của sở, hoạt động theo chỉ đạo thống nhất từ trung tâm.

.Với địa bàn mở rộng và dân số tăng lên, TP.HCM đang đối mặt với những khó khăn gì trong công tác quản lý an toàn thực phẩm, thưa bà?

+ Khó khăn đầu tiên là diện tích quản lý rất lớn. Ngay từ khi chưa sáp nhập, hơn 2.000 km² của TP.HCM đã là một thử thách trong việc kiểm tra, giám sát và xử lý. Nay quy mô tăng gấp ba, nếu sự cố xảy ra ở khu vực xa thì tiếp cận và xử lý rất vất vả.

Thứ hai là mô hình sản xuất nhỏ lẻ còn rất phổ biến. Các nước phát triển có nền sản xuất lớn, hệ thống phân phối là siêu thị, nhà hàng, chuỗi thực phẩm lớn. Còn ở ta, hầu hết vẫn là sản xuất nhỏ, tự phát. Điều này khiến việc quản lý càng khó khăn, bởi càng nhỏ lẻ càng khó kiểm soát.

Chúng tôi không thể xóa bỏ ngay mô hình sản xuất nhỏ mà phải đồng hành, hướng dẫn, từng bước hỗ trợ để họ làm ăn đúng pháp luật và bảo đảm vệ sinh.

Bên cạnh đó, các mô hình kinh doanh mới như bán hàng online, buôn bán không phép, lấn chiếm lòng lề đường… đang phát sinh nhiều. Đó là những thách thức rất thực tế mà TP.HCM đang từng bước tháo gỡ.

. Theo bà, TP.HCM có hướng tiếp cận khác biệt gì trong các đợt thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm?

+ Chúng tôi không đặt nặng chuyện xử phạt. Mục tiêu là qua kiểm tra, tuyên truyền để những nơi khác thấy mà phòng ngừa, tránh mắc sai phạm tương tự. Điều quan trọng không phải là xử phạt bao nhiêu mà là sau kiểm tra, người dân và cán bộ địa phương hiểu rõ các quy định pháp luật, kỹ năng giám sát và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Chúng tôi cũng xác định cần có sự đồng hành với cán bộ địa phương. Có nơi lần đầu tiếp cận mô hình quản lý an toàn thực phẩm chuyên biệt như TP.HCM nên chúng tôi dành thời gian hướng dẫn, giải đáp cụ thể. Nếu không chia sẻ thì sẽ dẫn đến tâm lý sợ trách nhiệm, né tránh, làm hình thức.

. Với sự khác biệt về điều kiện từng địa phương, thành phố có điều chỉnh chính sách quản lý theo từng vùng không? Nhân lực và thủ tục hành chính có gì thay đổi không, thưa bà?

+ TP.HCM xây dựng chương trình riêng cho từng khu vực, phù hợp với điều kiện đặc thù. Ví dụ như khu vực Bình Dương (cũ) có 60 khu công nghiệp, chúng tôi tập trung đảm bảo suất ăn cho công nhân. Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) là đô thị du lịch nên sẽ ưu tiên an toàn thực phẩm cho khách du lịch. Còn tại TP.HCM, mô hình tập trung nhiều ở trường học, bệnh viện, khu dân cư đông đúc, nên phải thiết kế giải pháp riêng biệt cho từng nhóm đối tượng.

Về nhân lực, đúng là hiện tại còn hạn chế. Tuy nhiên, chúng tôi đang trong giai đoạn sắp xếp lại lực lượng từ ba ngành cũ (y tế, công thương, nông nghiệp) để gom lại thành một khối thống nhất. Khi có sự cố, thành phố sẽ điều động nhân lực theo cụm để xử lý kịp thời.

Về thủ tục hành chính, chúng tôi đã triển khai 34 thủ tục đạt cấp độ 4 – tức là người dân có thể nộp hồ sơ, theo dõi tình trạng và thanh toán online. Chỉ riêng việc thẩm định vẫn cần người thật việc thật. Để người dân không phải đi xa, các đội quản lý an toàn thực phẩm tại Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) cũng là nơi tiếp nhận hồ sơ, giải quyết tại chỗ, giảm thời gian và chi phí cho người dân.

Tập huấn về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Sáng 23-7, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM (ATTP) tổ chức lớp tập huấn công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cho cán bộ 168 phường, xã và đặc khu thuộc TP.HCM năm 2025.

Sau sáp nhập, TP.HCM quản lý an toàn thực phẩm theo cách nào?
Buổi tập huấn sáng 23-7 tại trụ Sở ATTP TP.HCM. Ảnh: DI LINH

Hoạt động nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh TP vừa hoàn tất sáp nhập các đơn vị hành chính cấp cơ sở.

Lớp tập huấn kết nối từ điểm cầu chính tại Sở ATTP TP.HCM đến 168 điểm cầu cấp cơ sở thông qua nền tảng Zoom. Bên cạnh cán bộ phụ trách ATTP, lãnh đạo UBND các phường, xã và đặc khu cũng tham dự chương trình.

Phát biểu tại lớp tập huấn, PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở ATTP TP.HCM cho biết ngay từ khi TP.HCM được tổ chức theo mô hình mới, lĩnh vực an toàn thực phẩm đã là một trong những mũi tiên phong về quản lý theo địa bàn.

Sau sáp nhập, TP.HCM quản lý an toàn thực phẩm theo cách nào?
PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM phát biểu tại buổi tập huấn. Ảnh: DI LINH.

Bà khẳng định, công tác lần này không bắt đầu từ con số 0, bởi TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ) đều đã có nền tảng và kinh nghiệm trong quản lý an toàn thực phẩm ở cấp cơ sở. Thời gian tới, 168 phường, xã và đặc khu sẽ thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm theo đúng phân cấp pháp luật.

Giám đốc Sở ATTP TP.HCM kêu gọi các phường, xã, đặc khu quan tâm hơn đến công tác an toàn thực phẩm xem đây là chỉ dấu quan trọng cho chất lượng sống và mong muốn nhận được nhiều góp ý để lớp tập huấn là khởi đầu hiệu quả cho một TP.HCM mới an toàn, chủ động và bền vững.

Trước đó ngày 17-7, Sở ATTP TP.HCM phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức tập huấn đảm bảo an toàn thực phẩm cho toàn hệ thống trường học, từ mầm non đến THPT, kể cả các cơ sở có yếu tố nước ngoài. Buổi tập huấn giúp cán bộ y tế học đường nâng cao chuyên môn, cập nhật quy định mới và kỹ năng giám sát an toàn thực phẩm trong nhà trường.

P.V

Bài trước

Không cần du học, vẫn cầm bằng cấp quốc tế: Gen Z đã tìm ra "đường tắt" tới thành công?

Bài sau

Nam diễn viên từng đoạt giải Oscar - Leonardo Di Caprio tái xuất với tác phẩm chính kịch của đạo diễn Paul Thomas Anderson

ĐÁNG QUAN TÂM

Xiaomi thăng hạng trong danh sách 50 công ty sáng tạo nhất thế giới của Boston Consulting

2 năm trước

Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam ASEAN 2023 – VIFA ASEAN 2023 sẽ diễn ra tại TPHCM

2 năm trước
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành công bố điểm chuẩn xét tuyển 57 ngành đào tạo năm 2024

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành công bố điểm chuẩn xét tuyển 57 ngành đào tạo năm 2024

11 tháng trước
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẵn sàng đồng hành cùng sĩ tử

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẵn sàng đồng hành cùng sĩ tử

2 năm trước

TIN NỔI BẬT

  • Doãn Hiếu đầu quân về công ty Great Entertainment của B Ray, Quân A.P

    0 Chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Lật Mặt 8: Khi câu chuyện gia đình trở thành “vũ khí” nghệ thuật đỉnh cao của Lý Hải

    0 Chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Diệp Lê: Nữ influencer 9x triệu view và cú bắt tay với loạt thương hiệu lớn

    0 Chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Uyển Ân: Tôi không còn là em gái Trấn Thành khi đóng Nhà Bà Nữ

    0 Chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • “Tình yêu tội lỗi”: Tưởng mình là “con gà”, hóa ra lại là “hạt thóc”

    0 Chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0

© Copyright 2019 – 2024 Giấy phép thiết lập Trang Thông tin điện tử Tổng hợp số: 11/GP-STTTT do Sở Thông tin & Truyền thông TPHCM cấp ngày 09/02/2022 Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Đình Ngọc Hotline: 0899894996 Email: bandoc.nhipsongonline@gmail.com

No Result
View All Result
  • Home
  • Giải trí
  • Thế Giới
  • Tài chính – Chứng khoán
  • Science
  • Văn hóa – giáo dục
  • Xe – Công nghệ
  • Bất động sản
  • Thời trang – Làm đẹp

© 2018 vnews24h - Thông tin mở rộng trong tất cả lĩnh vực.

Login to your account below

Forgotten Password?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In