• Thời trang – Làm đẹp
  • Xe – Công nghệ
  • Giải trí
Thứ Ba, Tháng Năm 20, 2025
Tin mới
  • Thời Sự
  • Giải trí
  • Tài chính – Chứng khoán
  • Bất động sản
  • Văn hóa – giáo dục
  • Thể Thao
  • Nhịp sống 24/7
No Result
View All Result
  • Thời Sự
  • Giải trí
  • Tài chính – Chứng khoán
  • Bất động sản
  • Văn hóa – giáo dục
  • Thể Thao
  • Nhịp sống 24/7
No Result
View All Result
Tin mới
No Result
View All Result

Trang chủ » Sáp nhập tỉnh: Đặt tên gọi mới như thế nào cho hài hòa?

Sáp nhập tỉnh: Đặt tên gọi mới như thế nào cho hài hòa?

Sáp nhập tỉnh: Đặt tên gọi mới như thế nào cho hài hòa?

(NSO) – Theo các chuyên gia, khi sáp nhập tỉnh thì tên gọi có thể thay đổi nhưng cần làm sao để người dân hiểu rằng đó là để cho vùng, quê hương đó phát triển được tối đa tiềm năng, thế mạnh.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà mới đây cho biết theo dự kiến toàn bộ việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã sẽ được hoàn thành trước ngày 30-6 để đến ngày 1-7 vận hành theo tổ chức mới. Đồng thời, tập trung hoàn thiện việc sáp nhập tỉnh hoàn thành trước ngày 30-8 để có thể thực hiện được ngay việc vận hành bắt đầu từ ngày 1-9.

Bài viết liên quan

Một dược sĩ ở Hà Nội sản xuất hơn 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

Một dược sĩ ở Hà Nội sản xuất hơn 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả

17/05/2025
Hà Nội thông tin chính thức về thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

Hà Nội thông tin chính thức về thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

17/05/2025

Với việc dự kiến giảm gần 50% tỉnh và 60%-70% xã, tên gọi của các đơn vị sau khi sáp nhập đang là một trong những vấn đề được người dân quan tâm. Bởi như nhiều ý kiến chia sẻ, đó không chỉ là tên gọi, địa danh… mà còn liên quan đến đời sống, tình cảm, quê hương, giấy tờ, thủ tục hành chính.

Việc sáp nhập tỉnh không phải là sự xóa bỏ quê hương, mà là sự hòa quyện, chắt lọc những tinh túy nhất của mỗi vùng đất để tạo nên một sức mạnh mới, diện mạo mới. Ảnh: HUỲNH DU

Lắng nghe ý kiến người dân

Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội của QH, nhấn mạnh việc đặt tên tỉnh mới sau khi sáp nhập không chỉ đơn thuần là một quyết định hành chính, mà còn là vấn đề của lịch sử, văn hóa và bản sắc. Các yếu tố này cần được cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên sự đồng thuận của cộng đồng và phù hợp với xu hướng phát triển.

“Dù lựa chọn theo hướng nào, tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất là phải có sự tham vấn rộng rãi, lắng nghe ý kiến của nhân dân, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa và quản lý để đảm bảo rằng tên gọi mới không chỉ hợp lý về mặt hành chính mà còn tạo được sự đồng thuận, niềm tự hào và cảm giác gắn kết cho người dân trong vùng” – ông Sơn nói và nhấn mạnh cần “đặt người dân vào vị trí trung tâm” trong quá trình sáp nhập các đơn vị hành chính.

ĐBQH Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội của QH. Ảnh: QH

ĐBQH Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội của QH. Ảnh: QH

Bên cạnh đó, các kênh tham vấn cũng nên đa dạng, từ các hội nghị, diễn đàn trực tuyến đến việc lấy ý kiến trực tiếp trong cộng đồng. Nếu người dân cảm thấy mình có tiếng nói, có quyền tham gia vào quyết định này, sự đồng thuận sẽ được hình thành một cách tự nhiên hơn.

ĐB Sơn cũng lưu ý sự đồng thuận không chỉ đến từ cái tên tỉnh mới sau khi sáp nhập, mà còn từ cách mà chính quyền thực hiện quá trình sáp nhập. “Nếu người dân thấy rõ rằng việc sáp nhập mang lại lợi ích thực sự, giúp nâng cao chất lượng sống, phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa thì dù cái tên có thay đổi thế nào, họ cũng sẽ sẵn sàng đón nhận” – ĐB Sơn nói.

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của QH, cũng cho rằng không có công thức nhất định nào cho việc đặt tên tỉnh mới sau khi sáp nhập, dù vậy việc đặt tên không thể ngẫu hứng mà phải có sự thận trọng.

Theo ĐB Nga, việc đặt tên tỉnh mới phải xuất phát từ mục đích của việc sáp nhập giúp đảm bảo sự phát triển chung, trên cơ sở những tỉnh có vị trí địa lý ở gần nhau, đáp ứng quy mô, tiêu chuẩn về dân số, diện tích và đặc biệt là sự liên kết vùng để tạo sự phát triển cho không gian mới.

“Trường hợp sáp nhập 2-3 tỉnh với nhau và việc lấy tên một tỉnh để đặt phải tính đến yếu tố đặc trưng chung của tỉnh mới” – ĐB Nga nói và cho rằng trường hợp đặt một tên mới hoàn toàn là bất khả kháng vì sẽ mang đến nhiều khó khăn, nhất là chưa thể hiện được chiều sâu lịch sử và toàn bộ công dân phải đổi hết giấy tờ.

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của QH. Ảnh: QH

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của QH. Ảnh: QH

ĐB Nga cho rằng người dân có tâm lý muốn giữ lại tên quê hương mình bởi họ sẽ không phải điều chỉnh, chuyển đổi giấy tờ, không gây xáo trộn trong cuộc sống. Hơn hết, trong tâm lý người dân, tên quê hương – nơi họ đã sống và gắn bó một thời gian rất dài là điều thân thương, bao hàm nhiều kỷ niệm. Tuy nhiên, không thể đòi hỏi rằng tất cả tỉnh đều được giữ lại như cũ nên công tác tuyên truyền cần được đặt lên hàng đầu.

“Làm sao cho người dân hiểu rằng công cuộc sáp nhập này không phải là để xóa sổ bất cứ tỉnh nào, không phải là để ai sẽ mất quê hương mà điều quan trọng là để cho vùng, quê hương đó phát triển được tối đa tiềm năng và thế mạnh” – ĐB Nga nhìn nhận và mong người dân hãy nhìn vào tương lai nơi mà quê hương, đất nước sẽ phát triển giàu có hơn, văn minh. Khi đó, mỗi người sẽ tự hào về một cái tên mới gắn với sự phát triển mới.

Hòa quyện tinh túy để tạo diện mạo mới cho mỗi vùng đất

Trong khi đó, TS Nguyễn Đức Quyền, chuyên gia quản lý công Học viện Cán bộ TP.HCM, nói rằng với sự chuyển mình của thời đại, việc sáp nhập tỉnh không phải là sự xóa bỏ quê hương, mà là sự hòa quyện, chắt lọc những tinh túy nhất của mỗi vùng đất để tạo nên một sức mạnh mới, diện mạo mới.

Về cách đặt tên địa phương mới, theo TS Quyền, cần dựa vào bốn yếu tố lịch sử – văn hóa, địa lý, chính trị – xã hội, pháp lý. Trong đó, tên mới cần thể hiện được bản sắc văn hóa, lịch sử của vùng đất mới. Ưu tiên sử dụng những tên gọi đã gắn liền với lịch sử, văn hóa của cả hai (hoặc ba) địa phương trước khi sáp nhập. Có thể xem xét sử dụng tên của các địa danh lịch sử, các danh nhân văn hóa, các sự kiện lịch sử quan trọng của vùng đất mới.

TS Nguyễn Đức Quyền, chuyên gia quản lý công Học viện Cán bộ TP.HCM.

TS Nguyễn Đức Quyền, chuyên gia quản lý công Học viện Cán bộ TP.HCM.

Ông Quyền cũng gợi ý có thể xem xét việc khôi phục lại tên gọi đã từng tồn tại trong một giai đoạn phát triển của lịch sử; tên gọi phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm. “Phải tuân thủ các quy định về địa giới hành chính, tên gọi mới không được trùng với tên của các địa phương khác trong cả nước” – TS Quyền nói và đề xuất các cách đặt tên có thể chọn một tên đại diện là một trong các địa phương được sáp nhập. Đây là cách làm phổ biến, thuận tiện, nhanh và mang tính hiện đại nhưng cần chú ý đến tính cơ sở chung của địa phương được sáp nhập.

Hoặc theo ông Quyền, có thể ghép tên của hai địa phương cũ để tạo thành một tên mới; sử dụng ngay tên của một địa danh lịch sử, văn hóa tiêu biểu của vùng đất mới khi được sáp nhập; đặt tên mới hoàn toàn cho địa phương sau khi sáp nhập.

Từ những phân tích đó, TS Quyền cho rằng việc sử dụng tên của một trong các tỉnh cũ để đặt cho tỉnh mới sau khi sáp nhập là một phương án khả thi nhưng cần tuân thủ một số nguyên tắc và tiêu chí nhất định.

Theo ông Quyền, tên địa phương có lịch sử lâu đời và có ảnh hưởng lớn đến văn hóa, kinh tế, xã hội có thể được ưu tiên để đặt cho tỉnh mới sau khi sáp nhập. Đồng thời cũng cần xem xét đặt tên dựa trên các mục tiêu phát triển vùng, để tên gọi mới sẽ mang tính chiến lược, gắn với quy hoạch vùng, liên kết vùng. Bởi trong bối cảnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm, tên gọi mới có thể phản ánh tầm nhìn chiến lược, định hướng phát triển của vùng.

Nếu việc sáp nhập tỉnh nằm trong quy hoạch phát triển vùng thì tên gọi mới có thể gắn với tên của vùng quy hoạch đó, tạo sự đồng bộ và thống nhất. Trường hợp sáp nhập nhằm tăng cường liên kết vùng, tên gọi có thể thể hiện sự liên kết giữa các địa phương.

Khi đặt tên cho tỉnh mới cần dựa trên các tiêu chí rõ ràng, định lượng được, tránh tình trạng “cục bộ”, “địa phương chủ nghĩa” khi lựa chọn tên gọi. Ảnh: NGUYỄN TIẾN

Khi đặt tên cho tỉnh mới cần dựa trên các tiêu chí rõ ràng, định lượng được, tránh tình trạng “cục bộ”, “địa phương chủ nghĩa” khi lựa chọn tên gọi. Ảnh: NGUYỄN TIẾN

Tuy nhiên, TS Quyền nhấn mạnh cần chú trọng đến yếu tố truyền thông và xây dựng thương hiệu cho vùng đất mới như tên gọi cần dễ dàng được nhận diện và ghi nhớ, tạo ấn tượng tốt với du khách và nhà đầu tư. Đồng thời, cần dựa trên các tiêu chí rõ ràng, định lượng được để đặt tên, tránh tình trạng “cục bộ”, “địa phương chủ nghĩa” khi lựa chọn tên gọi.

Vị chuyên gia này khẳng định việc đặt tên mới sau khi sáp nhập các tỉnh là một việc làm khó nhưng nếu thực hiện tốt quy trình tham vấn dân chủ, minh bạch, kết hợp hài hòa các yếu tố và giải pháp thì chắc chắn sẽ tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Chính vì vậy, ông đề nghị phải thăm dò ý kiến/khảo sát của người dân thông qua nhiều hình thức như trực tiếp, trực tuyến, phiếu điều tra…. Đồng thời, tổ chức hội thảo, tọa đàm với sự tham gia của chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các tầng lớp nhân dân và công khai các phương án đặt tên trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân tham gia đóng góp ý kiến.

Trong quá trình ấy, phải công bố rõ ràng các tiêu chí, nguyên tắc đặt tên, giải thích cặn kẽ lý do lựa chọn từng phương án và đảm bảo sự tham gia của cơ quan như HĐND, MTTQ, các tổ chức chính trị – xã hội, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, địa lý.

“Nếu muốn tạo ra sự đột phá, có thể tổ chức cuộc thi đặt tên để người dân tham gia đóng góp ý tưởng, cũng là một giải pháp truyền thông cho việc đặt tên” – TS Quyền nêu ý kiến.

Nhập tỉnh là để cùng nhau phát triển

Sáp nhập tỉnh không phải “nhập để nhập”, mà nhập để phát triển, vừa chung của cả nước, vừa của tỉnh, TP ấy. Sáp nhập ngoài việc để gọn đầu mối, bớt rườm rà, bớt trung gian thì còn mang nhiều ý khác. Rồi câu chuyện đặt tỉnh lỵ ở đâu thì mục đích đầu tiên phải là để phát triển rồi tiếp đó là thuận tiện cho dân cư toàn tỉnh đi lại.

Chẳng hạn, trường hợp nếu tỉnh Quảng Nam sáp nhập với TP Đà Nẵng thì phía ngoài có Đà Nẵng – Hội An (khoảng 30 km) đã khá phát triển so với mặt bằng chung; khu vực từ Chu Lai – Tam Kỳ (khoảng 30 km) là vùng phát triển và đang ngày càng tạo ra nguồn thu ngân sách lớn; khu vực giữa Thăng Bình – Duy Xuyên hiện còn chậm phát triển.

Ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam. Ảnh: THANH NHẬT

Ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam. Ảnh: THANH NHẬT

Theo quan điểm của tôi, để phát triển lâu dài, nếu sáp nhập Quảng Nam – Đà Nẵng lấy vùng đông huyện Thăng Bình để chuẩn bị một đô thị mới, làm đô thị tỉnh lỵ. Vị trí này cách sân bay Chu Lai khoảng 45 km, cách sân bay Đà Nẵng khoảng 45 km, nằm trên trục chính giao thông ven biển, đầu mối đường đông – tây gắn với Tây Nguyên (Quốc lộ 14E) và các huyện phía tây như Phước Sơn, Hiệp Đức, Quế Sơn…

Về tên gọi thì tôi cho rằng còn liên quan nhiều đến tâm lý, tình cảm, tư tưởng, truyền thống văn hóa của người dân mỗi địa phương, do đó cần thảo luận kỹ lưỡng, lấy ý kiến của người dân, cán bộ địa phương… trước khi chốt phương án.

Ông VŨ NGỌC HOÀNG, nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam

Nguồn: https://plo.vn/sap-nhap-tinh-dat-ten-goi-moi-nhu-the-nao-cho-hai-hoa-post839778.html

Bài trước

Xiaomi ghi nhận doanh thu 50.62 tỷ USD năm 2024

Bài sau

NTK Eric Moon gây chú ý cùng chú mèo cưng quý giá tại cuộc thi hoa hậu mèo INTERNATIONAL CAT SHOW

ĐÁNG QUAN TÂM

Ông Nguyễn Quốc Bảo tái đắc cử Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản TPHCM

Ông Nguyễn Quốc Bảo tái đắc cử Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản TPHCM

2 năm trước
Xử lý gần 10.000 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn trong tuần đầu cao điểm

Xử lý gần 10.000 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn trong tuần đầu cao điểm

2 năm trước
Họa sĩ Phạm Hồng Minh là hoạ sĩ vẽ tranh Trình diễn đầu tiên tại Việt Nam làm triển lãm cá nhân

Họa sĩ Phạm Hồng Minh là hoạ sĩ vẽ tranh Trình diễn đầu tiên tại Việt Nam làm triển lãm cá nhân

3 năm trước
Freen Sarocha Chankimha – Nữ nghệ sĩ Thái Lan sở hữu lượng fan khủng khắp châu Á gây sốt khi đảm nhận vai nữ chính trong Rider Giao Hàng Cho Ma

Freen Sarocha Chankimha – Nữ nghệ sĩ Thái Lan sở hữu lượng fan khủng khắp châu Á gây sốt khi đảm nhận vai nữ chính trong Rider Giao Hàng Cho Ma

3 tháng trước

TIN NỔI BẬT

  • Doãn Hiếu đầu quân về công ty Great Entertainment của B Ray, Quân A.P

    0 Chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Lật Mặt 8: Khi câu chuyện gia đình trở thành “vũ khí” nghệ thuật đỉnh cao của Lý Hải

    0 Chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Diệp Lê: Nữ influencer 9x triệu view và cú bắt tay với loạt thương hiệu lớn

    0 Chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • Uyển Ân: Tôi không còn là em gái Trấn Thành khi đóng Nhà Bà Nữ

    0 Chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0
  • “Tình yêu tội lỗi”: Tưởng mình là “con gà”, hóa ra lại là “hạt thóc”

    0 Chia sẻ
    Chia sẻ 0 Tweet 0

© Copyright 2019 – 2024 Giấy phép thiết lập Trang Thông tin điện tử Tổng hợp số: 11/GP-STTTT do Sở Thông tin & Truyền thông TPHCM cấp ngày 09/02/2022 Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Đình Ngọc Hotline: 0899894996 Email: bandoc.nhipsongonline@gmail.com

No Result
View All Result
  • Home
  • Giải trí
  • Thế Giới
  • Tài chính – Chứng khoán
  • Science
  • Văn hóa – giáo dục
  • Xe – Công nghệ
  • Bất động sản
  • Thời trang – Làm đẹp

© 2018 vnews24h - Thông tin mở rộng trong tất cả lĩnh vực.

Login to your account below

Forgotten Password?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In