(NSO) – Tôi biết Charlie Nguyễn trên chuyến bay từ Mỹ về Việt Nam. Chúng tôi liên tục nói chuyện với nhau suốt 6 giờ đồng hồ. Phượng là tên ở Việt Nam của Charlie. Cô trở về Việt Nam lần này từ lời mời của một chương trình về nghành làm đẹp phun xăm thẩm mỹ dành cho các chuyên gia đến từ các nước.
Để trở thành một chuyên gia có 2 học viện tại Mỹ sau 10 năm và dạy cho hàng ngàn học viên trên đất Mỹ thì Charlie đã phải nỗ lực và cố gắng từ những ngày đầu qua Mỹ với hai bàn tay trắng. Trở về Việt Nam lần này, ngoài việc biểu diễn về kỹ thuật mới của nghành phun xăm dưới sự quan tâm của nhiều bạn bè quốc tế thì Charlie còn mở thêm một chi nhánh mới ở Sài Gòn. Tất cả những kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới Charlie học hỏi, phát triển và truyền đạt lại cho em trai của mình để phát triển theo nghành.
Charlie tâm sự: “Ngoài việc làm đẹp cho mọi người, Charlie có một mong ước giúp cho nhiều người khó khăn ở Việt Nam nói Tiếng Anh lưu loát và có được một cái nghề. Charlie sẵn sàng dạy miễn phí cho những ai mong muốn được học mà không có điều kiện kinh tế”.
Tôi thắc mắc “tại sao một người phụ nữ với giọng nói mềm mại như suối như Charlie lại có thể thành công trên đất Mỹ, trụ được một mình như vậy”?. Charlie thành thật chia sẻ: “Vì nghèo… nhà Charlie nghèo lắm, nghèo đến nỗi thiếu cái ăn, cái mặc là chuyện bình thường. Nhà có chín anh chị em bảo bọc lẫn nhau để qua được những ngày tháng sống sợ hãi khi nhà quá nghèo”.
Nhắc đến chuyện xưa, Charlie không kiềm được cảm xúc. Charlie bị ám ảnh đến nỗi dặn lòng mình “sau này lớn lên dù cho có gian nan đến đâu đi nữa cũng không được phép nghèo”. “Những ngày mới qua Mỹ, Charlie gian nan như thế nào để có được thành quả như ngày hôm nay?”. Bất cứ việc gì làm ra tiền Charlie đều trải qua hết, ngay cả việc gõ cửa từng nhà để phát tờ rơi để giới thiệu về sản phẩm, mặt hàng mình đang bán. Cái gì làm việc để kiếm ra tiền Charlie không ngại gian nan.
Vì vậy, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy Charlie làm việc liên tục và giảng dạy liên tục cả ngày trời với năng lượng như thuở ban đầu, chưa bao giờ vơi đi khi đứng vai trò của một nhà đào tạo về nghành. Có lẽ những gian nan đã mài dũa một phụ nữ nhỏ bé với tinh thần chiến binh, luôn sẵn sàng lao về phía trước cho những ước mơ hoài bão được đổi đời với những nỗ lực chưa bao giờ dừng lại.
P.V