(NSO) – Sáng 12/11, Bộ Tư pháp và Trường Đại học Luật TP HCM đã cùng phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế “Trách nhiệm pháp lý trong ứng dụng Trí tuệ nhân tạo: Thực tiễn quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam”. Trong bối cảnh Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Trong đó, giao Bộ Tư pháp nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện bổ sung các văn bản pháp luật về trách nhiệm pháp lý của các đối tượng liên quan tới AI.
Theo Bà Lê Thị Hoàng Thanh, Phó vụ trưởng Vụ pháp luật dân sự – kinh tế, Bộ Tư pháp cho biết, Qua rà soát cho thấy, hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định về trách nhiệm pháp lý về hành chính, dân sự, hình sự trong các văn bản Pháp luật đề cập đến các chủ thể trong các trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá các quy định trong Luật về tính pháp lý của các đối tượng liên quan đến TTNT hay chưa, cần có quy định trong lĩnh vực này hay không là những việc làm mà Bộ đang lấy ý kiến để báo cáo Chính phủ.
Phát biểu khai mạc, PGS. TS Bùi Xuân Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP HCM cho biết: Những năm gần đây, nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo được áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực đời sống. Tuy nhiên, đối tượng liên quan đến trách nhiệm pháp lý còn thiếu vắng, không chỉ ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới rất quan tâm đến vấn đề này.
Việc sử dụng TTNT nếu có thiệt hại cho các đối tượng có liên quan thì trách nhiệm pháp lý thuộc về ai? Ở mức độ nào và trong trường hợp nào. Đây là những vấn đề cần nghiên cứu, thảo luận để rà soát, bổ sung và xây dựng pháp luật tương ứng, phù hợp. Hội thảo đã nhận về 36 bài tham luận từ nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia và đã chọn 22 bài tham luận có cả chuyên gia quốc tế từ các nước Châu Âu.
Đây là hội thảo quốc tế đầu tiên tại Việt Nam về chủ để pháp luật và trí tuệ nhân tạo nói chung, và cụ thể là trách nhiệm pháp lý từ ứng dụng AI. Hội thảo hướng tới hình thành một diễn đàn nhằm tạo cơ hội để các nhà hoạt định chính sách, các chuyên gia pháp lý, các nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, chia sẽ, trao đổi những ý tưởng, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các thách thức, vấn đề pháp lý, từ đó góp phần hoàn thiện quy định liên quan đến trách nhiệm pháp lý trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Các bài tham luận của Hội thảo đã xoay quanh các chủ đề như: Tổng quan về địa vị pháp lý của trí tuệ nhân tạo & trách nhiệm pháp lý dân sự liên quan đến TTNT; Trách nhiệm pháp lý liên quan đến TTNT trong một số lĩnh vực kinh doanh, về quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu và TTNT với quyền sở hữu trí tuệ.
Trong tương lai gần, trí tuệ nhân tạo, với những ưu điểm vượt trội, sẽ được ứng dụng ngày càng phổ biến hơn trong hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống con người Thực tế đó đã đặt ra nhu cầu rất cấp thiết phải xây dựng khung pháp lý nhằm đảm bảo sự vận hành thuận lợi, tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo lợi ích quốc gia.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam nói riêng và pháp luật các nước nói chung đang phải đối mặt với những vấn đề chưa từng có tiền lệ liên quan đến trách nhiệm pháp lý phát sinh từ ứng dụng tri tuệ nhân tạo. việc xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ cũng sẽ góp phần phòng tránh tình trạng bị động trước các vấn đề phát sinh tử ứng dụng TTNT, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và lợi ích của toàn xã hội Các vấn đề mới mẻ phát sinh liên quan đến TTN, đã và sẽ tạo ra rất nhiều tình huống pháp lý mới đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp.
P.V